RFID là một trong những công nghệ vô cùng hiện đại, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Nó được xây dựng từ công nghệ RFID hiện đại, ứng dụng nhiều cải tiến dựa trên sóng vô tuyến. Vậy thẻ RFID là gì? Công nghệ RFID hoạt động như thế nào? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.
Thẻ RFID là gì?
Thẻ RFID là một phần của hệ thống nhận diện bằng sóng vô tuyến
Trước khi tìm hiểu về thẻ RFID, bạn cần nắm được về công nghệ RFID đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. RFID là viết tắt của cụm từ “Radio Frequency Identification”, dịch đơn giản là hệ thống nhận diện dựa trên sóng vô tuyến. Công dụng của nó đơn giản là giúp cho thiết bị nhận dạng xác định chính xác đối tượng trong tầm của nó.
Để làm được điều này, hệ thống RFID sẽ bao gồm 2 phần là một máy phát sóng vô tuyến sẽ luôn hoạt động trong một tần số cố định và phát ra những tín hiệu sóng. Phần còn lại là một thiết bị có thể nhận được sóng này và phát ra đoạn mã đã được lưu trong nó. Hệ thống sẽ nhận diện được đối tượng đi qua thông qua việc đối chiếu đoạn mã với dữ liệu hệ thống.
Trong đó, thẻ RFID chính là một dạng thiết bị thu tín hiệu để phản hồi lại thiết bị phát sóng. Trong thẻ RFID sẽ có đoạn mật mã được cài đặt, phát ra tín hiệu giúp hệ thống nhận dạng. Thẻ RFID thường ở hình dạng như một chiếc thẻ ATM, tuy nhiên cũng có cả những hình dáng đặc biệt hơn phục vụ thẩm mỹ hoặc trang trí. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của nó không hề thay đổi.
Ngoài thẻ RFID bạn có thể tham khảo thêm thẻ MIFARE
Cơ chế hoạt động của thẻ RFID
Khi tạo ra thẻ RFID, người ta sẽ gắn vào trong nó một con chip đặc biệt, thứ sẽ giúp lưu dữ liệu mật mã vào bên trong. Sau đó, người ta sẽ sử dụng các lớp nhựa mỏng để bọc ra bên ngoài thẻ nhằm cho phép in ấn lên trên cũng như gia tăng độ bền cho chúng.
Thẻ RFID luôn cần 1 bộ thu sóng tín hiệu để được nhận diện. Hệ thống thu sóng tín hiệu này rất đa dạng, có thể cao lớn ngang 1 chiếc ghế nhưng cũng có thể chỉ nhỏ bằng bàn tay. Thông thường, để nhận biết được máy đọc thẻ RFID, trên nó sẽ có một logo hình chiếc thẻ với các ký hiệu vạch sóng ở 2 bên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp công nghệ RFID được ứng dụng để chống trộm thì thiết bị nhận sóng sẽ không được ký hiệu gì.
Ứng dụng của thẻ RFID trong cuộc sống
Ứng dụng của công nghệ RFID trong cửa hàng
Thẻ RFID được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Tiêu biểu nhất có thể thấy chính là những chiếc khóa điện tử sử dụng thẻ từ. Bản chất của chiếc thẻ từ này chính là thẻ RFID và bộ nhận sóng chính là thân khóa. Khi bạn đưa thẻ lại gần, thân khóa sẽ tự nhận diện để mở cửa. Các loại thẻ nhân viên nhận diện không chạm và ko có mã in trên thẻ cũng chính là ứng dụng của thẻ RFID.
Một trong những ứng dụng phổ biến khác chính là hệ thống tag chống trộm trong các siêu thị và nhà hàng lớn. Lúc này, những chiếc tag đen chính là một dạng của thẻ RFID được gắn vào đồ trong cửa hàng. Nếu có người mang đồ chưa được gỡ thẻ đi qua cổng có gắn thiết bị đọc mã, nó sẽ phát ra tiếng kêu báo động lớn. Đồng thời, dựa vào đoạn mã in trong tag và hệ thống dữ liệu, nhân viên cũng không cần dùng đến máy đọc mã vạch hay qr-code nhưng vẫn có thể nhận diện được sản phẩm.
Trên đây là những ứng dụng của thẻ RFID cũng như cơ chế hoạt động của nó. Nếu bạn đang tìm kiếm những chiếc khóa điện tử ứng dụng công nghệ của thẻ RFID, hãy đến ngay với Hanoibuild. Chi tiết xin liên hệ ngay với hotline 08 555 555 98 để được tư vấn kỹ hơn.
Xem thêm: